Có 2 loại màu sắc chính được phân loại: 

1.Màu Nóng

Màu nóng chiếm một nửa của vòng thuần sắc gồm các màu đỏ, cam, vànghồng. Mỗi khi nhìn thấy màu nóng, ta luôn liên tưởng đến những tia lửa loé sáng hay các vầng hào quang xung quanh mặt trời.

Những sắc thái mà màu nóng thể hiện:

  • Đỏ: Thể hiện tình yêu, tham vọng, giận dữ, cấp bách, cái đói
  • Cam : Sức khoẻ, sự thu hút, sang trọng, tuổi trẻ, cảnh báo
  • Vàng: Vui vẻ, lạc quan, tính trẻ con, sự tươi mới, ấm áp
  • Hồng: Nhạy cảm, dịu dàng, lãng mạn, ngây thơ, đồng cảm.

Các bố trí

Khi làm việc với màu nóng, điều quan trọng nhất là chúng ta phải biết kết hợp với những khoảng không xung quanh. Màu nóng nổi lên, và điều đó khiến chúng trông dài hơn, lớn hơn và rộng mở hơn trong không gian. Điều đó đã được chứng minh trong các thí nghiệm vật lý về dãy quang phổ màu sắc, chẳng hạn như :Bước sóng đỏ dài hơn bước sóng xanh, bước sóng đỏ là bước sóng dài nhất… Chính vì điều đó nên màu nóng thể hiện sự gần gũi và ấm áp trong khi màu lạnh lại thể hiện sự xa cách.

Có thể thấy, màu nóng thường bị lạm dụng trong các bản thiết kế. Nhiều người nói hãy làm màu này nóng hơn đi, nhưng thật ra ý của họ là làm nó sáng hơn. Muốn làm một màu trở nên nóng hơn thì phải thay đổi sự pha trộn màu bằng cách thêm đỏ hoặc vàng. Trong khi làm một màu trở nên sáng hơn nghĩa là phải điều chỉnh độ bão hoà và sắc.

Những màu nào được coi là nóng nhất? Trong gam màu nóng, màu nóng nhất rơi vào giữa 2 màu cơ bản – đỏ và vàng (màu lạnh nhất thì nằm ở vị trí đối diện trên bảng thuần sắc) Do đó màu nóng nhất là cam.

mau-nong-trong-thiet-ke
Màu nóng trong thiết kế

Màu nóng như Đỏ, cam, vàng, hồng được sử dụng đến 80%, còn lại là các màu lam, xanh lá, tím. Sử dụng màu nóng trong các bản thiết kế tạo nên cảm giác vui vẻ, nhiệt tình và tràn đầy sức sống. Có một số ý kiến cho rằng cần phải phối hợp cả hai màu nóng và lạnh trong bảng màu thì mới phù hợp. Và điều quan trọng hơn hết, ngoài sự phối hợp trên các bạn nên có những hiểu biết về sự phối hợp hai màu tương phản với nhau và sự lựa chọn màu sắc ấy sẽ ảnh hưởng ra sao tới thông điệp của bạn. Nhưng bên cạnh đó các nhà thiết kế cũng gặp không ít khó khăn khi sử dụng màu nóng. Chẳng hạn như màu đỏ quá là mạnh mẽ hoặc màu hồng đậm chất dịu dàng nữ tính. Điều quan trọng là phải biết phối màu sao cho hợp với thông điệp và kết hợp chúng với những màu khác. Khi sử dụng với màu nóng, màu neutral hoặc trắng được ưa thích vì nó tạo nên sự thoải mái, tươi mát. Lưu ý là điều chỉnh độ tương phản thích hợp, những màu chói loá thì cần nền “tĩnh” để trông ổn định hơn. Nếu không, nhìn chúng sẽ có vẻ quá khích. 

Hãy cùng thử áp dụng quy luật 80/20 trong thiết kế. Khi sử dụng màu, 80% nên là màu neutral (màu này dành cho phần nền hoặc chủ yếu dành cho chữ) và 20% là cho việc dùng các màu đậm để làm nổi bật đối tượng cần nhấn mạnh. Ta nên áp dụng quy luật này khi phối hợp màu sắc. Trong một bảng màu nóng, 80% là đỏ, cam, vàng và hồng – 20% còn lại là lam, xanh lá và tím. Khi bắt đầu thực hành pha màu, bạn có thể quyết định độ nóng lạnh của màu thông qua thành phần.

2.Màu Lạnh

Các màu lạnh bao gồm xanh lá cây, xanh dương và tím. Chúng thường tạo cảm giác dịu hơn các màu nóng. Đại diện cho các sắc thái của đêm, của nước, của thiên nhiên. Màu lạnh tạo ra cảm giác nhẹ nhàng cho thị giác người nhìn giúp thư giãn và phần nào giữ được sự trung hoà trong thiết kế.

Màu xanh là màu chính duy nhất trong quang phổ lạnh, các màu khác được tạo bằng cách kết hợp màu xanh với màu ấm (màu xanh kết hợp màu vàng cho màu xanh lục và kết hợp đỏ cho màu tím).

Bởi vì điều này, màu xanh lá cây có một số thuộc tính của màu vàng, và màu tím có một số thuộc tính của màu đỏ. Sử dụng các màu lạnh trong thiết kế của bạn để mang lại cảm giác nhẹ nhàng hoặc tạo điểm nhấn giữa những màu nóng.

mau-lanh-trong-thiet-ke
Màu lạnh trong thiết kế

HỆ MÀU RGB

Hệ màu RGB  được tạo từ 3 màu Red – Green – Blue

Hệ màu RGB

Ưu điểm của hệ màu RGB

Màu sắc đa dạng, phong phú

Dải màu của hệ màu RGB rộng hơn CMYK rất nhiều, đặc biệt là các sắc màu nằm trong huỳnh quang sáng Chính vì thế, khi sử dụng hệ màu này thì sẽ có nhiều sự lựa chọn hơn trong thiết kế.

Màu sắc rực rỡ, rõ nét hơn

Khi xem các hình ảnh, video trên các thiết bị điện tử, màn hình led mà sử dụng hệ màu RGB thì sẽ đem đến trải nghiệm màu sắc phong phú và chân thực hơn.

Ứng dụng của hệ màu RGB

Hệ màu RGB được sử dụng để quan sát hình ảnh, thiết kế, video hiển thị trên các thiết bị điện tử, màn hình tivi, màn hình điện tử,…

Hiểu rõ về hệ màu RGB cũng như ứng dụng thực tế sẽ giúp giảm thiểu xảy ra sai sót khi thiết kế, tăng hiệu quả thẩm mỹ cho hình ảnh, từ đó thu hút người xem. Ngoài ra, cần tránh sử dụng sai mục đích, nhầm lẫn với hệ màu CMYK.

HỆ MÀU CMYK

Màu sắc được tạo từ 4 màu Cyan – Magenta – Yellow – Key

HỆ MÀU CMYK

Tăng độ tương phản.

Hệ màu CMYK sử dụng chủ yếu trong in ấn, và thiết kế in. Việc bổ sung thêm màu Keyline vào trong hệ màu có tác dụng để xử lý những vùng có độ tương phản cao. Điều này là vô cùng quan trọng đối với 1 sản phẩm in.

Trong ngành in chúng ta còn biết đến khái niệm TRAM. Đây là khái niệm tương đối mới với nhiều người. TRAM là 1 kĩ thuận in chấm điểm. Có nghĩa là 1 bức ảnh sẽ có vùng sáng vùng tối, đậm nhạt khác nhau. Thay vì việc phủ 1 lớp màu có độ dày mỏng khác nhau. Người ta sử dụng kĩ thuật in TRAM. Những vùng có điểm tram nhỏ sẽ có độ sáng hơn. Nhưng vùng tram tối sẽ có màu sắc tối hơn.

Tiết kiệm mực in

Như đã phân tích ở trên. Vệc bổ sung thêm màu Keyline trong Hệ màu CMYK giúp tiết kiệm mực in. Thay vì phải sử dụng đến 3 màu là CMY thì chỉ cần dùng 1 màu thay thế. Quá trình in ấn cũng diễn ra nhanh hơn, độ chính xác cao hơn.

Giảm thiểu sai sót.

Những máy in thế hệ mới cho ra những sản phẩm có màu sắc đẹp, ấn tượng. Tuy nhiên với thế hệ máy cũ. Việc phối màu CMY để tạo ra màu đen thường xuyên sảy ra lỗi. Màu sắc thiết kế và in ấn chênh lệch nhiều. Với sự xuất hiệu của Hệ màu CMYK chúng giúp giải quyết những vấn đề nan giải đó.

Tăng độ chân thực.

Bạn có biết rằng. Hệ màu trong hiển thị là RGB. Việc thiết kế bằng hệ RGB trên máy tính, và việc in bằng CMY có sự chênh lệch rất lớn về màu sắc. Hệ màu CMYK ra đời được thống nhất trên cả phương diện thiết kế và in ấn. Việc đó giúp giải quyết bài toán về hiển thị và in. Người thiết kế cũng dễ dàng phân tích phối trộn tỉ lệ màu trực tiếp trên may tính. từ đó cho ra kết quả tốt nhất.

HỆ MÀU HEX

Dùng thiết kế web bằng ngôn ngữ HTML, CSS. Mỗi byte đại diện cho một số trong khoảng 00 – FF (hệ thập lục phân) . Mỗi byte đại diện cho một số trong khoảng 0 – 255 (hệ thập phân)

HỆ MÀU HEX

Mã màu Hex là gì?

Hex là viết tắt của từ tiếng Anh “Hexadecimal”, mang nghĩa là “mười sáu”. Nó chính là hệ màu thập lục mà “dân” hội họa, thiết kế lão làng đã vô cùng quen thuộc. Tuy nhiên nó khá khó hiểu đối với những người mới tìm hiểu và sử dụng vì những quy định đặc biệt của mã màu này.

Các mã số của hệ Hex thường bắt đầu với biểu tượng thăng (#) và sau đó là sáu con số hay con chữ. Hai ký tự đầu tiên quy định màu đỏ, hai ký tự tiếp theo quy định màu xanh lá và hai ký tự cuối cùng quy định màu xanh dương. Giá trị của ba màu này được quy định bằng các giá trị từ 00 cho đến FF thay vì từ 0 đến 255 như hệ RGB. Ví dụ, màu đỏ đậm nhất không pha xanh lá và xanh dương sẽ được quy định bằng mã #FF0000.

Tại sao hệ Hex lại dùng cả chữ thay vì chỉ dùng con số đơn thuần? Vì hệ số thập phân chỉ có từ 0 đến 9, cần có một cách khác để đại điện cho các số lớn hơn. Các con chữ có thể đại diện cho các số lớn hơn 9. Đó chính là giá trị mà các con chữ trong hệ Hex đại diện: A = 10, B = 11, C = 12, D = 13, E = 14 và F =15.

Cách mà hệ Hex được thành lập là lấy số đầu tiên nhân 16 còn số thứ hai nhân 1, sau đó cộng chúng vào nhau. Ví dụ với con số 83. Cách chúng ta có được con số 83 với hệ thập phân là (8×10) + (3×1) = 83. Con số đầu tiên luôn nhân với 10 rôi sau đó được cộng với con số thứ hai. Số 83 của hệ thập phân khi được chuyển sang hệ Hex sẽ trở thành số 131 vì (8×16) + (3×1) = 131.

Điều tương tự cũng được áp dụng khi dùng con chữ làm đại diện giá trị. Ví dụ, FF là (15×16) + (15×1) = 255, cũng chính là giá trị số cao nhất của hệ RGB. Một khi bạn hiểu được cách quy định mã màu này, bạn sẽ có thể hiểu khái quát về một màu nào đó bằng việc nhìn vào mã của màu đó và đánh giá qua mức độ đậm nhạt của ba màu đỏ, xanh lá và xanh dương được ghi trong mã.

Đối với cách quy định mã dưới dạng #RRGGBB, có tổng cộng 256^3 tổ hợp màu sắc, tức là 16.777.216 màu sắc khác nhau. Tuy nhiên, nhiều trình duyệt web có hỗ trợ hiển thị màu với hiệu ứng trong suốt hoặc mờ đục. Điều này có nghĩa là sẽ có một bộ màu riêng biệt khác với cách quy định là #AARRGGBB.

Nếu tính cả bộ màu này, sẽ có tổng cộng 4.294.976.296 mã màu, tức 256^4. Tất nhiên, điều này không có nghĩa là có thêm màu vì việc áp dụng hiệu ứng mờ không làm nên màu mới. Tuy nhiên, việc quy định mã như vậy có thể thêm thông tin về cả tổ hợp màu và hiệu ứng, giúp đơn giản hóa việc viết và đọc mã để hiển thị màu trên màn hình.

Trên đây là bài viết phân tích của chúng tôi về mã màu Hex và một chút “đá chéo sân” sang RGB. Nếu bạn yêu thích mỹ thuật hoặc thiết kế thì đây chắc chắn là những kiến thức quý báu mà bạn

HỆ MÀU HSB

Không gian màu HSB, còn gọi là không gian màu HSV, là một không gian màu dựa trên ba số liệu:

  • H: (Hue) Vùng màu
  • S: (Saturation) Độ bão hòa màu
  • B (hay V): (Bright hay Value) độ sáng
HỆ MÀU HSB

MÀU ĐƠN SẮC (MONOCHOMANTIC)

Phong cách đơn sắc (Monochromatic) là một nhánh phát triển từ phong cách tối giản (Minimalism). Phong cách này chú trọng đến sự đơn giản, loại bỏ các chi tiết rườm rà, không cần thiết nhằm mang tới không gian sống hiện đại, thanh lịch và đầy đủ tiện nghi cho người sử dụng.

MÀU ĐƠN SẮC (MONOCHOMANTIC)

Nguyên tắc phối màu đơn sắc

Đây là cách phối màu đơn giản nhất, dễ thực hiện và đem đến hiệu quả thẩm mỹ khả quan. Khi sử dụng phối màu đơn sắc, bạn chỉ thường sử dụng một màu duy nhất hoặc các sắc độ khác nhau của cùng một màu để chúng cộng hưởng với nhau. Do không cầu kì, phức tạp nên lối phối màu đơn sắc tạo nên không gian dễ chịu với người nhìn về mặt cảm xúc.

Phong cách đơn sắc loại bỏ hoàn toàn cảm giác hỗn loạn, rối mắt khi sử dụng quá nhiều màu sắc khác nhau. Bằng việc giới hạn bảng màu sử dụng cho không gian, thay vì mất quá nhiều thời gian vào việc phối màu hay tạo sự tương phản màu sắc, bạn có thể tập trung sự sáng tạo vào nội thất, những bức tường, những chi tiết nhỏ xinh nhằm mang đến cho ngôi nhà nét tính cách độc đáo.

Bên cạnh đó, khi ứng dụng phong cách đơn sắc cho toàn bộ ngôi nhà, bạn có thể tạo ra sự chuyển tiếp hài hòa từ phòng này sang phòng khác. Hơn nữa, như đã đề cập ở trên, phong cách đơn sắc là cách phối màu đơn giản nhất, dễ thành công nhất, do vậy đây là lựa chọn đầu tiên của hầu hết các nhà thiết kế mới vào nghề.

Tuy nhiên, cũng chính bởi sự đơn giản mà đôi lúc có phần đơn điệu, lối phối màu này sẽ khiến bạn gặp khó khăn trong việc tạo điểm nhấn cho không gian sống của mình, kết quả là căn phòng có thể trở nên nhàm chán, thiếu sự đa dạng hay nét hấp dẫn.

Để đơn sắc không đồng nghĩa với nhàm chán, đơn điệu, người thiết kế phải biết cách biến hóa dựa trên màu nền đã chọn với từng sắc độ của màu sắc ấy, tạo nên sự kết hợp kiến trúc đạt đến ý đồ mong muốn, gây ấn tượng với người nhìn. Thậm chí, chúng ta hoàn toàn có thể tạo nên lời tuyên bố mạnh mẽ với chỉ một gam màu duy nhất. Những nguyên tắc dưới đây sẽ giúp bạn kiến tạo một không gian sống như vậy.

MÀU BÓNG (SHADE)

Sử dụng một màu duy nhất.Chỉ thay đổi thông số Brighness để tạo các màu phụ trợ.

MÀU BÓNG (SHADE)

MÀU BỔ TÚC (COMPLEMENTARY)

Cặp màu đối đỉnh nhau qua bánh xe màu.Thay đổi thông số Brightness, Saturation để tạo màu bổ trợ.

Màu Sắc Thương Hiệu

Nhóm màu thương hiệu thường gặp

#Neon

Những màu neon chói lóa đặc trưng đem lại cảm xúc mạnh mẽ cho người xem.

Nhóm màu Neon

 

#Retro

Nhóm màu Retro cổ điển , ám vàng đêm lại cảm giác cổ điển nhẹ nhàng cho người xem.

Nhóm màu Retro

#Pastel

Nhóm màu Pastel đem lại cảm giác rất hài hòa & nhẹ nhàng

Nhóm màu Pastel

#Vintage

Màu Vintage ám xanh cũng mang lại nét cổ điển trong thiết kế.

Màu Vintage

Tổng kết

Như vậy thì mình đã giới thiệu xong đến các bạn những kiến thức về màu sắc trong thiết kế rồi. Hy vọng rằng với bài viết này sẽ giúp ích được cho các bạn phần nào đó trong công việc của mình. Nếu có bất cứ câu hỏi hay thắc mắc góp ý nào các bạn để lại bình luận phía dưới nhé. Mình sẽ trả lời các bạn nhanh nhất có thể. Cám ơn các bạn đã xem bài viết của mình.

Xem thêm các khoá học miễn phí khác

màu sắc trong thiết kế

màu sắc trong thiết kế

màu sắc trong thiết kế

màu sắc trong thiết kế

2 COMMENTS

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here